Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Author Archives: Nguyễn Hồng Thái
Tế bào ác tính…
Hôm qua Trịnh Phương Hà đến thăm. Mình thấy ngượng nhưng cảm ơn vô cùng vì Hà hiểu mình. Thông thường người khỏe phải đến thăm người ốm, nhưng với Hà thì ngược lại. Đời công chức bận bịu đến mức dễ mất bạn lắm. Hà bị bệnh ung thư, đã mổ đến lần thứ 2, truyền đến hơn 100 triệu tiền hóa chất, nhưng may sao vẫn ngạo nghễ sống, vẫn cười trơ cả chiếc răng sún. Hai đứa học với nhau, thân nhau từ cấp 3 đến hết đại học. Có thể nhiều người quên, nhưng mình thì mãi mãi nhớ bài văn xuất sắc của Trịnh Văn Hà lớp 10 Văn trường chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đoạt giải Nhì (không có giải nhất) trong kỳ thi học sinh giỏi văn toàn quốc năm 1978. Vậy mà năm đó, Hà trượt đại học, may nhờ sự can thiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình thì Hà mới vào học cùng lớp Khoa Văn, Đại học Tổng hợp với mình, Bùi Thị Minh Yến, Phan Xuân Thành, Phạm Ngọc Anh (giờ cả ba là Tiến sĩ). Dường như số phận đã dành cho Hà cả … Continue reading
Bức ảnh bị đánh cắp
Nhà hàng Lá Cọ bỗng vài tháng gần đây xuất hiện một cô gái lạ. Lúc đầu Tiến không để ý vì không thấy chủ nhà hàng đăng ký tạm trú nhân viên mới với anh, nhưng nghe đồn là xinh “dã man”. Dân phố cũng tò mò, kháo nhau, rồi lũ trẻ mới lớn cũng bỗng dập dìu đi qua Lá Cọ, nhưng không dám vào vì sợ bị láng giềng đánh giá tư cách. Bạo dạn hơn, một tốp sinh viên của dân phố liều mình cứ đêm thứ bảy, chủ nhật xin vào Lá Cọ lấy cớ xem bóng đá Anh màn ảnh rộng, nhưng tất thảy đôi mắt đều hướng về cô gái mảnh mai đứng ở quầy lễ tân kia. Da trắng hồng, mịn dịu, khuôn mặt thanh thoát cao sang, đôi hàng mi dài đều tăm tắp, lông mày đen trải cong dài trên khoé mắt dưới cái nhìn bao dung, ươn ướt mà thẳm sâu. Cái nhìn ấy còn trong trẻo, ngơ ngác như bầu trời miền sơn cước lúc tinh mơ… Vào một buổi sáng Tiến đến kiểm tra nhân viên mới của nhà hàng Lá Cọ. Hôm ấy cô gái … Continue reading
Mùi sắn thơm trên đường Văn Miếu
Đêm rét ngọt những ai đi qua Văn Miếu Quốc Tử Giám bỗng thấy giật mình khi thoang thoảng lẩn khuất đây đây thơm lừng mùi sắn luộc. Dường như mọi người đều cảm thấy ấm ấp, thấy xao xuyến bởi sự thân thuộc hương vị mộc mạc của làng quê, của trung du mà thuở bé thơ ai cũng từng được nếm trải đang lan toả chốn Hà thành. Thế rồi, dẫu là ngày cuối năm tất bật, ai qua đây tự nhiên muốn chậm lại bước chân, muốn giảm một chút tay ga, cả người quan chức kia nữa cũng mở kính xe để được tranh thủ phút hiếm hoi tận hưởng mùi sắn luộc nóng hôi hổi đang dịu dịu lan ra nơi vỉa hè bên tường Văn Miếu cổ kính đầy rêu phong… Dễ có đến hơn 50 chị em phụ nữ đứng bán sắn luộc dọc vỉa hè quanh Quốc Tử Giám. Ai đã xui khiến họ chọn cổng Trường đạị học đầu tiên của Việt Nam, ai đã xui khiến họ chọn nơi tôn vinh các bậc tài danh, học cao biết rộng từng khắc ghi lời bất hủ của cho ông “Hiền … Continue reading
Một vị tướng nhìn qua người vợ
Ông từng làm thơ, viết văn từ thời chống Mỹ, cứu nước ở chiến trường Nam Bộ, rồi phấn đấu từ một người lính lên đến quân hàm Thiếu tướng. Công tác trên mặt trận bảo vệ nội bộ và văn hoá tư tưởng, tiếp xúc làm việc với hầu hết các trí thức, văn nghệ sĩ danh tiếng của đất nước, nhiều khi ông “đứng giữa hai làn đạn” như câu thành ngữ dành cho nghề tình báo.Cánh văn nghệ bạo phổi, gặp đâu cũng căng thanh đới trách cứ ông, rằng: “Vì sao nhà thơ này, nhà văn kia bị nghi ngờ, bị thế này, thế khác?…”. Mà nào có phải vậy đâu. Nhiều khi anh em văn nghệ cứ xạo nhau, kiểu như “Vừa rồi mình bị ông A, ông B cử người theo dõi”, “Hôm nọ mình đi về hướng này, y như rằng là có mấy ông Công an mặc thường phục bám theo…”. Thực ra, đấy chỉ là cách nói… vui của anh em chốn trà dư tửu hậu để “Mister-oai”, để tỏ ra mình là người quan trọng. Thế thôi. Vậy mà bao lần ông cứ hồn nhiên thanh minh: Công an còn bao … Continue reading
Lệch chuẩn là nguy hiểm
Hai vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người thân xảy ra trong nội thành Hà Nội khiến tôi bàng hoàng. Vụ thứ nhất, nạn nhân là một cán bộ giảng dạy đại học đi đúng phần đường, đúng luật; còn vụ thứ hai, nạn nhân cũng chính là thủ phạm: 2 nam thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ. Sáng 14/6, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Giáng Vân hoảng hốt thông báo thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cán bộ giảng dạy khoa Văn học, Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) bị tai nạn ôtô đang cấp cứu ở Bệnh viện Sanh Pôn. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ thì được nhiều người biết tiếng, nhất là các thế hệ sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn sau này rất mến mộ ông, một thầy giáo nhiệt thành, trung thực tốt bụng cống hiến hết mình và vô tư cho khoa học, cho phong trào văn hóa văn nghệ và thể thao sinh viên, là “bà đỡ” của nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ sinh … Continue reading
Mơ đến nước Nga…
8-11. Không hiểu sao mình lại thấy quá xúc động để ngồi lâu đến thế, ngồi suốt 2 giờ đồng hồ trước màn hình để theo dõi truyền hình trực tiếp Đêm hội Việt- Nga trên VTV1 vào lúc 20h ngày 7-1. Đành rằng đêm nay có bạn mình là H.T.Q khản giọng vẫn dẫn chương trình một cách hoành tráng, có duyên. ..Mình lo cho bạn ấy, nhưng rôì mọi thứ đều suôn sẻ, bạn nói khó nhọc, nhưng giàu cảm xúc, ai cũng thấy thương cho MC.(Nhiều khi người ta rất cần một thương hiệu. Hoặc rất cần một người lính dũng cảm để đổ…tội nếu có trục trặc chăng?). Nhưng đêm nay, mình ngồi nhớ Aimatov với “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Con tàu trắng”, “cây phong non trùm khăn đỏ”, nhớ “Thầy giáo cũ” Duysen), nhớ Ragun Gamzatov, nhớ trang văn Lép Tonxtoi, Gogon, nhớ câu thơ mềm như lụa của Onga Becgon, nhớ những bài hát Nga mà nhiều chiều đông các nữ sinh viên khu tập thể Khoa Văn, Đại học Tổng hợp ở Mễ Trì, Hà Nội từng hát mê mải quên cả đói, nhớ bài hát “Chiều ngoại ô Maxcova” mà mình … Continue reading
Nhà báo Nguyễn Hồng Thái: Tôi mong những tác phẩm của mình có thể giúp được những con người cụ thể, những số phận cụ thể
Gần 10 năm gắn bó với Báo Công an Nhân dân, nhà báo, nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng với những tác phẩm đạt các giải thưởng lớn như “Ký sự một công dân tí hon ở trại tù”, “Bộ mặt thật của ông Lê Quang Liêm”, “Sự thật về vụ chống người thi hành công vụ ở Tây Nguyên”… Năm nay, với “Những kẻ cuồng vọng”, Nguyễn Hồng Thái là một trong 41 tác giả nhận giải khuyến khích của Giải Báo chí quốc gia lần thứ 2. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản đã có dịp trò chuyện với nhà báo trước giờ trao giải. – Là một trong những tác giả đứng trên bục nhận giải Báo chí quốc gia lần này, anh có cảm xúc và suy nghĩ gì? – Khi được bước lên bục để nhận bất cứ giải thưởng nào, dù là giải thấp nhất thì đấy cũng luôn là một niềm hạnh phúc. Mỗi giải thưởng báo chí đều có ý nghĩa rất lớn, không chỉ ghi nhận công sức, mồ hôi nước mắt của một nhà báo, một tòa soạn … Continue reading