Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Category Archives: Góc nhìn của tôi
Cha – con và những thông điệp không lời
Những cuộc gặp, trò chuyện của GS-TSKH Võ Hồng Anh với chúng tôi được thực hiện nhiều lần vào những năm 2007-2009. Bài báo nhỏ này đã được chị Võ Hồng Anh đọc bản thảo rất kỹ, rất tiếc là đang góp ý thì chị bất ngờ ra đi vào ngày 18/7/2009. Trong những ngày cả nước đau buồn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi xin được công bố bài viết này như một nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng và người con gái của ông, Võ Hồng Anh!
Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
Nếu tìm một từ nào nói chính xác về Trung tướng, nhà văn Hữu Ước thì thật là khó. Bởi đã có nhiều bài báo viết về ông, nhìn ông ở mọi góc độ cả nghiệp Công an, cả nghề văn thơ nhạc họa, cả trong cuộc sống tình cảm, gia đình… Tính Hữu Ước lại thẳng thắn, thoải mái, ông không từ chối câu hỏi của ai dù trực diện hay tế nhị, trả lời sòng phẳng, mọi thứ cứ phơi trần trên con chữ. Tính như thế nào thì con chữ như thế đó, chẳng giấu được ai.
Làng tôi
(L àng tôi là bài thơ tôi làm từ năm 1980, lúc đang là sinh viên Khoa Văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội. Vậy là đã 33 năm rồi, nhưng mỗi lần về làng, tôi vẫn thấy làng mình như vậy thôi, vẫn làm lũ, tốt bụng, nghiêng nghiêng bước thấp bước cao, vẫn bông lúa rài mọc lưa thưa bên mộ ông ngoại…Tôi giữ nguyên câu chữ bài thơ, không biên tập để bạn cảm nhận được tình yêu của tôi ngày ấy còn ngơ dại hiện lên sau từng con chữ mộc mạc như củ khoai hà lăn long lóc dưới chân bạn gái…) Làng tôi Làng tôi với mái nhà tranh Mái rạ đồng quê lợp tạm Quây quần nhà trăn nóc Khói chiều vấn víu ngọn tre Cánh phượng rơi, cơn gió thổi mùa hè Tiếng ve gào như khát nước Cánh diều bay tuổi thơ không ngủ được Không gian xít võng à..ơi… Làng có những cụ già tóc bạc Sống ngang tàng như trong bão tre reo Da nhuộm đất sống một thời trăn trở Mà điệu cười như tiếng thở thời gian Người của làng Đói nghèo thương nhau Bát nước chè … Continue reading
Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
Nhà văn Lê Lựu. Ảnh: Kim Dung (chụp 30/9/2011) Nhà văn, Đại tá Quân đội Lê Lựu sinh năm 1942 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Mấy năm nay ông bị tai biến mạch máu não, đi lại phải có người dìu, nói năng thì chậm rãi, chạm đến chuyện gì hơi xúc động một tý là khóc, tay không cầm được bút, mọi việc ăn uống, sinh hoạt đều trông vào mấy nhân viên Trung tâm văn hóa doanh nhân nằm lọt thỏm giữa cái chợ lầy bầy rau cá họp sát hiên cơ quan. Nhà quân đội cấp cho thì đã bán, vợ không nhìn mặt, hai đứa con “tuyên bố từ cha”, tính đi tính lại nhà văn Lê Lựu có gì trong tay, ngoài những tác phẩm để đời? Nhưng lạ cái là không biết lấy sức đâu mà năm 2011 này, Lê Lựu vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ở quê ngày ấy” (NXB Thời đại) lấy đề tài từ cuộc những người dân Thái Bình chống tham nhũng từ những năm 1980. ông viết như là để chứng minh mình đang sống, dẫu sống nhăn nhở, nhưng viết như là … Continue reading
Mùi sắn thơm trên đường Văn Miếu
Đêm rét ngọt những ai đi qua Văn Miếu Quốc Tử Giám bỗng thấy giật mình khi thoang thoảng lẩn khuất đây đây thơm lừng mùi sắn luộc. Dường như mọi người đều cảm thấy ấm ấp, thấy xao xuyến bởi sự thân thuộc hương vị mộc mạc của làng quê, của trung du mà thuở bé thơ ai cũng từng được nếm trải đang lan toả chốn Hà thành. Thế rồi, dẫu là ngày cuối năm tất bật, ai qua đây tự nhiên muốn chậm lại bước chân, muốn giảm một chút tay ga, cả người quan chức kia nữa cũng mở kính xe để được tranh thủ phút hiếm hoi tận hưởng mùi sắn luộc nóng hôi hổi đang dịu dịu lan ra nơi vỉa hè bên tường Văn Miếu cổ kính đầy rêu phong… Dễ có đến hơn 50 chị em phụ nữ đứng bán sắn luộc dọc vỉa hè quanh Quốc Tử Giám. Ai đã xui khiến họ chọn cổng Trường đạị học đầu tiên của Việt Nam, ai đã xui khiến họ chọn nơi tôn vinh các bậc tài danh, học cao biết rộng từng khắc ghi lời bất hủ của cho ông “Hiền … Continue reading
Một vị tướng nhìn qua người vợ
Ông từng làm thơ, viết văn từ thời chống Mỹ, cứu nước ở chiến trường Nam Bộ, rồi phấn đấu từ một người lính lên đến quân hàm Thiếu tướng. Công tác trên mặt trận bảo vệ nội bộ và văn hoá tư tưởng, tiếp xúc làm việc với hầu hết các trí thức, văn nghệ sĩ danh tiếng của đất nước, nhiều khi ông “đứng giữa hai làn đạn” như câu thành ngữ dành cho nghề tình báo.Cánh văn nghệ bạo phổi, gặp đâu cũng căng thanh đới trách cứ ông, rằng: “Vì sao nhà thơ này, nhà văn kia bị nghi ngờ, bị thế này, thế khác?…”. Mà nào có phải vậy đâu. Nhiều khi anh em văn nghệ cứ xạo nhau, kiểu như “Vừa rồi mình bị ông A, ông B cử người theo dõi”, “Hôm nọ mình đi về hướng này, y như rằng là có mấy ông Công an mặc thường phục bám theo…”. Thực ra, đấy chỉ là cách nói… vui của anh em chốn trà dư tửu hậu để “Mister-oai”, để tỏ ra mình là người quan trọng. Thế thôi. Vậy mà bao lần ông cứ hồn nhiên thanh minh: Công an còn bao … Continue reading
Lệch chuẩn là nguy hiểm
Hai vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người thân xảy ra trong nội thành Hà Nội khiến tôi bàng hoàng. Vụ thứ nhất, nạn nhân là một cán bộ giảng dạy đại học đi đúng phần đường, đúng luật; còn vụ thứ hai, nạn nhân cũng chính là thủ phạm: 2 nam thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ. Sáng 14/6, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Giáng Vân hoảng hốt thông báo thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cán bộ giảng dạy khoa Văn học, Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) bị tai nạn ôtô đang cấp cứu ở Bệnh viện Sanh Pôn. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ thì được nhiều người biết tiếng, nhất là các thế hệ sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn sau này rất mến mộ ông, một thầy giáo nhiệt thành, trung thực tốt bụng cống hiến hết mình và vô tư cho khoa học, cho phong trào văn hóa văn nghệ và thể thao sinh viên, là “bà đỡ” của nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ sinh … Continue reading