Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Category Archives: Viết giữa đêm
Đường dây nóng” lúc nào cũng… “nóng
Tôi là một trong những người được cơ quan giao nhiệm vụ cầm điện thoại trực đường dây nóng. Trực nghĩa là phải mở máy điện thoại di động 24/24h, bất cứ ai gọi đều phải nhận, trả lời. Vẫn là chiếc điện thoại nhỏ xinh thường ngày, nhưng khi được giao nhận đường dây nóng, tôi cảm giác nó nặng hơn rất nhiều. Dường như không chỉ có cơ quan báo chí mà rất nhiều cơ quan nhà nước hiện nay đều lập đường dây nóng. Không ai có thể phủ nhận tính mục đích trong sáng, nhân văn của kênh thông tin này là muốn được nghe ý kiến, phản ánh của nhân dân một cách nhanh nhất. Dường như không có rào chắn, không ai dám che lấp. Với cơ quan báo chí cũng vậy, đường dây nóng – đúng như tên gọi của nó – trở thành cầu nối nhanh nhạy với tốc độ âm thanh và hiệu quả giữa các nhà báo với bạn đọc. Vẫn là chiếc điện thoại nhỏ xinh thường ngày, nhưng khi được giao nhận đường dây nóng, tôi cảm giác nó nặng hơn rất nhiều. Mỗi ngày nhận hàng chục, thậm chí … Continue reading
Nhà thơ Hoàng Trần Cương thăm mộ nhà thơ Phạm Tiến Duật
7h30′ sáng 11-12.Lễ viếng nhà thơ Trường Sơn – Phạm Tiến Duật được tổ chức tại nhà tang lễ Quân đội 108. Mình đã đến viếng anh Duật với lòng biết ơn về những bài thơ của Anh đã giúp mình lớn lên, yêu thêm đất nước, yêu thơ ca. Anh Hữu Ước và Hồng Thanh Quang bảo mình viết một bài báo về lễ tang có một không hai này. Mình đã chứng kiến gần như toàn cảnh lễ tang nhà thơ Phạm Tiến Duật với nhiều suy ngẫm về nhân thế. Mình đã phóng xe máy đuổi theo đoàn xe tang đến tận khu A nghĩa trang Văn Điển, chứng kiến phút hạ huyệt quan tài của một nhà thơ lớn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại. Dường như có những người khi mất đi, mới thấy hết được tầm tư tưởng, nhân cách và sự tác động lớn của họ đối với cuộc sống này. Anh Phạm Tiến Duật là một người như vậy. Hơn 200 vòng hoa, khói hương và nước mắt, nhưng hiếm có một đám tang nào như tang lễ nhà thơ Phạm Tiến Duật, sau phút hạ huyệt, hầu như … Continue reading
Tế bào ác tính…
Hôm qua Trịnh Phương Hà đến thăm. Mình thấy ngượng nhưng cảm ơn vô cùng vì Hà hiểu mình. Thông thường người khỏe phải đến thăm người ốm, nhưng với Hà thì ngược lại. Đời công chức bận bịu đến mức dễ mất bạn lắm. Hà bị bệnh ung thư, đã mổ đến lần thứ 2, truyền đến hơn 100 triệu tiền hóa chất, nhưng may sao vẫn ngạo nghễ sống, vẫn cười trơ cả chiếc răng sún. Hai đứa học với nhau, thân nhau từ cấp 3 đến hết đại học. Có thể nhiều người quên, nhưng mình thì mãi mãi nhớ bài văn xuất sắc của Trịnh Văn Hà lớp 10 Văn trường chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đoạt giải Nhì (không có giải nhất) trong kỳ thi học sinh giỏi văn toàn quốc năm 1978. Vậy mà năm đó, Hà trượt đại học, may nhờ sự can thiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình thì Hà mới vào học cùng lớp Khoa Văn, Đại học Tổng hợp với mình, Bùi Thị Minh Yến, Phan Xuân Thành, Phạm Ngọc Anh (giờ cả ba là Tiến sĩ). Dường như số phận đã dành cho Hà cả … Continue reading