Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Author Archives: Nguyễn Hồng Thái
Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
Nghề báo khi nghĩ về nó, nhiều người vẫn coi đó là một nghề cao quý. Dẫu trong cuộc đời này, để sinh tồn và giữ phẩm giá con người thì chẳng ai phân biệt đâu là nghề cao quý, đâu là nghề tầm thường. Người ta chỉ phân biệt người tốt, người xấu, người tử tế và người không tử tế… Trong cuộc sống lâu nay, người ta vẫn quan niệm nghề báo là một nghề cao quý và dường như ít thấy ai “tị nạnh” về quan niệm này. Có lúc người ta còn khoác cho nghề báo là “quyền lực thứ tư” (với ngầm ý sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp). Theo tôi, có lẽ người đời quan niệm thế, vì nhận thấy bản chất của nghề báo là một nghề hoạt động minh bạch, một nghề chỉ biết tôn trọng sự thật là nguyên tắc tối cao nhất. Điều đó là hoàn toàn có lý. Bởi cuộc sống thì muôn màu, trắng đen, tối sáng, giả dối, trung thực, thật giả luôn bị che khuất bởi các thế lực chính trị, thế lực thống trị, của những cá nhân trong xã hội với … Continue reading
Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
ANTĐ – Dù đã tái bản lần thứ nhất, nhưng tác giả của tập truyện ngắn “Đối mặt”- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc NXB Công an nhân dân vẫn ngần ngại ra mắt sách. Ông nói vui rằng không cẩn thận lại bị đánh giá là “yếu còn ra gió”. Nhưng rồi, nhùng nhằng mãi, ông cũng quyết định tổ chức một buổi “trình làng”.
Một mình với tình yêu
Tôi quen với nhà thơ Hà Văn Thể trên dưới vài chục năm, từ khi anh mới từ Phú Thọ về Hà Nội làm thơ trong Hội thơ Thanh Xuân cùng với các nhà thơ sau này đã thành danh như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Sĩ Đại, Trần Quang Quý… Có thể nói, nếu không có thơ, có lẽ Hà Văn Thể khó trụ nổi nghiệp báo đến bây giờ. Nhưng ở một góc nhìn khác, dường như cũng có thể nói vì mê thơ phú mà chàng sinh viên Phân viện Báo chí tử tế gặp muôn chuyện lận đà lận đận. Hạnh phúc chớp qua đời anh như một ảo ảnh… Giải thích là do số phận hay do là gì đi nữa thì ai cũng thấy ái ngại cho Hà Văn Thể thuộc diện những nhà thơ “giời đày”. May thay, trời cho anh có những câu thơ, những câu thơ làm nơi tựa của đời anh sau những lang thang mỏi mệt từ vô định, nhưng hồn vía từ thơ ấy giúp anh xâu chuỗi những khoảnh khắc để dệt nên tấm áo choàng khoác vào đôi vai quá khổ của anh những đêm thức canh … Continue reading
Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
Nhà văn Xuân Thiều Thông thường một cuốn sách đầu ta ít làm bạn đọc để ý. Bởi vì nó là tác phẩm của tác giả mới ra mắt lần đầu, tên tuổi còn lẫn vào đám đông. Tác phẩm chưa được thử thách qua dư luận bạn đọc, qua các nhà phê bình. Có thể nó vô hại, nhưng cũng vô bổ. Đấy là chuyện thông thường. Nhưng trong thông thường vẫn có cái bất thường. Có thể đó là trường hợp tác phẩm “ Đối mặt”, tập truyện ngắn của Nguyễn Hồng Thái do NXB Công an nhân dân phát hành tháng 2/2000. Nghĩa là in đã lâu lâu mà chưa có mấy người nhắc đến. Đấy là một tác giả đã 43 tuổi, người mà tôi gặp lần đâu ở Trại sáng tác văn học của ngành Công an năm 1993. Hồi ấy anh còn trẻ, công tác tại Bộ Công an, mới viết lần đầu. Anh còn rụt rè kể cho tôi nghe những ý định sáng tác. Tôi khuyến khích anh. Và khi anh nộp truyện “ Người tù của ngày xưa”, thì vị trí của anh đã thay đổi hẳn. Truyện được đọc cho … Continue reading
Cha – con và những thông điệp không lời
Những cuộc gặp, trò chuyện của GS-TSKH Võ Hồng Anh với chúng tôi được thực hiện nhiều lần vào những năm 2007-2009. Bài báo nhỏ này đã được chị Võ Hồng Anh đọc bản thảo rất kỹ, rất tiếc là đang góp ý thì chị bất ngờ ra đi vào ngày 18/7/2009. Trong những ngày cả nước đau buồn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi xin được công bố bài viết này như một nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng và người con gái của ông, Võ Hồng Anh!
Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Dường như có rất nhiều bài báo, quyển sách nói về con người và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với số lượng khổng lồ con chữ và từ ngữ cao đẹp nhận định về vị tướng huyền thoại này.Võ Nguyên Giáp được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều phía khác nhau, từ trong nước đến nước ngoài, từ nhân dân của ông đến những cựu thù, từ nhà khoa học, chính khách đến những người lính bình thường, từ chính thống đến dân gian…Tất cả đều chung nhất gọi ông là vị tướng tài ba trong lịch sử chiến tranh thế giới, vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Các nhà sử học thường đặt câu hỏi, vì sao có sự đồng thuận ấy về một con người sinh ra không phải để làm tướng? Dưới góc độ một nhà văn, tôi có những suy nghĩ riêng so với các nhà sử học. Với tư cách một nhà báo, từng được tiếp xúc làm việc với một số thành viên của gia đình Đại tướng, tôi xin có một vài suy nghĩ nhỏ về sự … Continue reading
Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
Nếu tìm một từ nào nói chính xác về Trung tướng, nhà văn Hữu Ước thì thật là khó. Bởi đã có nhiều bài báo viết về ông, nhìn ông ở mọi góc độ cả nghiệp Công an, cả nghề văn thơ nhạc họa, cả trong cuộc sống tình cảm, gia đình… Tính Hữu Ước lại thẳng thắn, thoải mái, ông không từ chối câu hỏi của ai dù trực diện hay tế nhị, trả lời sòng phẳng, mọi thứ cứ phơi trần trên con chữ. Tính như thế nào thì con chữ như thế đó, chẳng giấu được ai.