Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Category Archives: Trò chuyện – Phỏng vấn
Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Dường như có rất nhiều bài báo, quyển sách nói về con người và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với số lượng khổng lồ con chữ và từ ngữ cao đẹp nhận định về vị tướng huyền thoại này.Võ Nguyên Giáp được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều phía khác nhau, từ trong nước đến nước ngoài, từ nhân dân của ông đến những cựu thù, từ nhà khoa học, chính khách đến những người lính bình thường, từ chính thống đến dân gian…Tất cả đều chung nhất gọi ông là vị tướng tài ba trong lịch sử chiến tranh thế giới, vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Các nhà sử học thường đặt câu hỏi, vì sao có sự đồng thuận ấy về một con người sinh ra không phải để làm tướng? Dưới góc độ một nhà văn, tôi có những suy nghĩ riêng so với các nhà sử học. Với tư cách một nhà báo, từng được tiếp xúc làm việc với một số thành viên của gia đình Đại tướng, tôi xin có một vài suy nghĩ nhỏ về sự … Continue reading
Nhà văn Nguyễn Khải trong mắt nhà văn Lê Lựu: Tài quá cũng khó hoà nhập
Trong làng văn, nhiều người biết, nhà văn Nguyễn Khải rất quý mến nhà văn Lê Lựu, thời ở tạp chí Văn nghệ quân đội đi sáng tác ở đâu ông cũng kéo Lê Lựu cùng đi. Còn Lê Lựu bất cứ lúc nào và ở đâu cũng chỉ một mực anh Nguyễn Khải là người thầy của tôi. Tin nhà văn Nguyễn Khải mất tại TP Hồ Chí Minh đến với nhà văn Lê Lựu hoàn toàn bất ngờ, ông buồn đến mấy ngày, cả đến khi ngồi tâm sự với chúng tôi, dường như Lê Lựu cứ triền miên trong dòng hồi tưởng không dứt về nhân cách và tài năng bậc thầy của nhà văn Nguyễn Khải PV: –Thưa nhà văn Lê Lựu, lần gặp gần đây nhất giữa ông với nhà văn Nguyễn Khải là bao giờ? ông có điều dự cảm nào không khi mà cả hai người đều thuộc lớp nhà văn tài năng và giàu tinh tế? Nhà văn Lê Lựu: – Năm ngoái mẹ nhà văn Nguyễn Bá Trung ở Mỹ chết. Tôi bay vào TP Hồ Chí Minh, đến đón anh Nguyễn Khải để cùng đến viếng. Người anh … Continue reading
Nhà văn Lê Lựu: Lận đận rồi sẽ qua thôi
Nhà văn Lê Lựu tuổi Nhâm Ngọ (1942), năm 2012 Nhâm Thìn ông tròn 70 tuổi ta. Nhờ trời, ông vẫn sống nhe bộ răng đen như ăn trầu, cười hết cỡ làm rạng thêm bộ râu bạc mọc vô kỷ luật trên chiếc cằm ương ngạnh! Nhiều người thân, nhiều bạn đọc cả nước đều quan tâm đến nhà văn, lo lắng khi đọc thấy ông trên văn đàn cứ tập tễnh như ngựa già thiếu móng. Lại nghe ông bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh trong khi không thể rời xa cây bút…Tưởng là Lê Lựu sẽ nằm ẹp xuống. Lạ thay, nhà văn quê hương Chử Đồng Tử vẫn sống, vẫn viết, vẫn đi làm từ thiện… giữa chằng chịt quan hệ sấp ngửa buồn liên miên suốt năm. Tập tễnh đi gỡ rối Nghiệm lại trong cuộc đời Lê Lựu, thấy ông thường tinh tường đến tinh ranh trong văn chương, nhưng ngoài đời thì hay dễ dãi. Đời thuở nhà ai, cách đây hơn 2 năm, ông mua một căn nhà 2 tỷ mà hợp đồng mua bán quá sơ sài, bị người bán suýt “lật kèo”. Số là năm 2009, nhà văn … Continue reading
GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám
– “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở trường Đại … Continue reading
Nhạc sĩ Lê Vinh của “Hà Nội và tôi”: Vẫn chọn điều đã qua
Xin lỗi Lê Vinh vì nhắc tới anh lại phải nhắc kèm với bài hát hay của một thuở “Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó”. Bởi cũng từ lâu lắm rồi, tôi chưa được nghe các ca sĩ tài danh thể hiện ca khúc mới của Lê Vinh; và cả khán giả nữa dường như cũng lâu lắm rồi họ ít có cơ hội được nhìn thấy anh trên truyền hình hay tại các liveshow ca nhạc. Tôi cảm nhận được điều đó ngay khi cầm cái cardvisit mỏng mảnh trên tay chỉ với 2 dòng ghi mộc mạc “Lê Vinh. Hà Nội và Tôi”, không địa chỉ nơi ở, không điện thoại nhà riêng, không chức danh, không cơ quan công tác… Tôi tò mò gọi điện thoại di động cho Lê Vinh, anh trả lời rất hồ hởi: “Tôi không có gì mới để viết nữa. Người ta khai thác hết rồi. Dạo này tôi có kiện cáo gì nữa đâu… Chỉ sợ gặp, làm anh thất vọng”. Câu trả lời khá trễ nải như một thông điệp ngầm của Lê Vinh càng khiến tôi tò mò. Và tôi đã gặp anh trên quán bia hơi … Continue reading