Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Monthly Archives: Tháng Một 2013
Ấn tượng Nguyễn Hồng Thái
Ngôi nhà bên triền sông (NXB Công an nhân dân, 2010), sáng tác mới của Nguyễn Hồng Thái, gồm 11 truyện ngắn, đã in báo, nay được đưa vào trong một tập sách thể hiện một ưu điểm không phải nhà văn nào cũng gìn giữ được trong nghiệp viết: tránh được sự khập khiễng, rời rạc, không dính kết của những cá thể riêng lẻ khi đứng chung vào một đội ngũ (là bởi rất có thể từng truyện riêng lẻ khi in trên báo, tạp chí thì đứng được, nhưng khi đưa vào một tập thì lại trở nên luễnh loãng). Sự gắn kết của 11 truyện ngắn này, theo như nhận xét của một độc giả rất hiếm khi đọc văn chương (nhất lại là tác phẩm của các nhà văn Công an, vì vẫn nghĩ rằng ‘các ông ấy chắc chỉ lại toàn viết chuyện vụ án, hoặc giả đầy mầu sắc hình sự’), đó là do cái tình của người viết đã khiến cho những câu chuyện được kể ra dẫu có bóng dáng của chuyện hình sự, vụ án thì cũng vẫn chan chứa ‘lòng nhân’. Tôi thật sự ngạc nhiên về nhận xét … Continue reading
Thư ký toà soạn như một chiếc… nắp cống?
“Đêm nào, điện thoại cũng không tắt, vừa canh “đường dây nóng”, vừa gác chỉ đạo của cấp trên… Có đêm bỗng lại thấy lăn tăn về một vài câu chữ mà lẽ ra nếu đề xuất chỉnh đi một chút buổi chiều, có thể bài báo sẽ hay hơn. Nhiều đêm con chữ từ trang báo của đồng nghiệp đi vào giấc ngủ của mình là như vậy…”- Đó là những điều mà Thượng tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái – Phó TBT báo Công an Nhân dân- trải lòng về nghề thư kí tòa soạn.
ĐỐI MẶT (Truyện ngắn đoạt Giải nhất “Cây bút vàng”)
Đồn rằng hắn là một thằng cướp khá kỳ quặc. Có lần toán cướp ba thằng do hắn chỉ huy chặn cả một xe khách biển trắng. Hơn bốn mươi hành khách mặt cắt không còn một giọt máu khi nhìn hắn tay súng, tay thuốc nổ, mắt đảo nhanh như điện, miệng nhoẻn cười không thèm quát hay dọa nạt lời nào. Sau khi cầm khóa điện, vứt bao thuốc Vi-na cho lái xe, hắn nói giọng nửa nam nửa bắc. – Tụi tôi khuyên mọi người không nên chống cự mà thiệt mạng – Rồi hắn lách từ đầu xe đến hàng ghế cuối cùng hất hàm hỏi – Những ai là cán bộ đi công tác thì đứng dậy, tụi này có chế độ riêng. Bốn người đàn ông trung niên, ba cô gái, sáu người luống tuổi rụt rè đứng dậy. Hắn hỏi từng người làm gì, quê quán và đi công tác ở đâu. Hắn yêu cầu mười ba người trên tháo nộp cho hắn nhẫn vàng, lắc vàng, khuyên tai. Hắn bảo đây là những thứ dự trữ của từng người trong khi có nhiều người đang rất cần hằng ngày. Một chị phụ … Continue reading
Nhớ những ngày Nguyên Hồng sống ở Nhã Nam
(Bài này tôi- Hồng Thái viết trong lần gặp vợ chồng người con gái của nhà văn Nguyên Hồng là chị Nhã Nam và anh Văn Ngọ tại phòng làm việc của tôi 66 Thợ Nhuôm năm 2011, đăng trên báo CAND. Sau đó mấy ngày, giỗ nhà văn Nguyên Hồng tại Bắc Giang, anh Ngọ có tặng bài báo này cho những người đến thắp hương cho ông Cụ. Nay xin đưa lên mạng để bạn tham khảo) Có thể nói, suốt 23 năm kể từ năm 1959 đến lúc qua đời 1982, nhà văn Nguyên Hồng chủ yếu sống ở xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Và suốt 23 năm ấy, Nguyên Hồng miệt mài cày ải trên cánh đồng chữ để gieo nên những bộ tiểu thuyết nổi tiếng. Đó là bộ tiểu thuyết “Cửa biển” 4 tập gồm 2.000 trang; là bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” gồm 2 tập… Thế hệ chúng tôi, dường như không ai là không đọc những trang viết của nhà văn Nguyên Hồng. Nhiều tác phẩm, nhiều chương trích tiểu thuyết “Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”, “Sóng gầm”, “Một người mẹ Trung … Continue reading