Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Category Archives: Ai viết về tôi
Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
ANTĐ – Dù đã tái bản lần thứ nhất, nhưng tác giả của tập truyện ngắn “Đối mặt”- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc NXB Công an nhân dân vẫn ngần ngại ra mắt sách. Ông nói vui rằng không cẩn thận lại bị đánh giá là “yếu còn ra gió”. Nhưng rồi, nhùng nhằng mãi, ông cũng quyết định tổ chức một buổi “trình làng”.
Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
Nhà văn Xuân Thiều Thông thường một cuốn sách đầu ta ít làm bạn đọc để ý. Bởi vì nó là tác phẩm của tác giả mới ra mắt lần đầu, tên tuổi còn lẫn vào đám đông. Tác phẩm chưa được thử thách qua dư luận bạn đọc, qua các nhà phê bình. Có thể nó vô hại, nhưng cũng vô bổ. Đấy là chuyện thông thường. Nhưng trong thông thường vẫn có cái bất thường. Có thể đó là trường hợp tác phẩm “ Đối mặt”, tập truyện ngắn của Nguyễn Hồng Thái do NXB Công an nhân dân phát hành tháng 2/2000. Nghĩa là in đã lâu lâu mà chưa có mấy người nhắc đến. Đấy là một tác giả đã 43 tuổi, người mà tôi gặp lần đâu ở Trại sáng tác văn học của ngành Công an năm 1993. Hồi ấy anh còn trẻ, công tác tại Bộ Công an, mới viết lần đầu. Anh còn rụt rè kể cho tôi nghe những ý định sáng tác. Tôi khuyến khích anh. Và khi anh nộp truyện “ Người tù của ngày xưa”, thì vị trí của anh đã thay đổi hẳn. Truyện được đọc cho … Continue reading
Ấn tượng Nguyễn Hồng Thái
Ngôi nhà bên triền sông (NXB Công an nhân dân, 2010), sáng tác mới của Nguyễn Hồng Thái, gồm 11 truyện ngắn, đã in báo, nay được đưa vào trong một tập sách thể hiện một ưu điểm không phải nhà văn nào cũng gìn giữ được trong nghiệp viết: tránh được sự khập khiễng, rời rạc, không dính kết của những cá thể riêng lẻ khi đứng chung vào một đội ngũ (là bởi rất có thể từng truyện riêng lẻ khi in trên báo, tạp chí thì đứng được, nhưng khi đưa vào một tập thì lại trở nên luễnh loãng). Sự gắn kết của 11 truyện ngắn này, theo như nhận xét của một độc giả rất hiếm khi đọc văn chương (nhất lại là tác phẩm của các nhà văn Công an, vì vẫn nghĩ rằng ‘các ông ấy chắc chỉ lại toàn viết chuyện vụ án, hoặc giả đầy mầu sắc hình sự’), đó là do cái tình của người viết đã khiến cho những câu chuyện được kể ra dẫu có bóng dáng của chuyện hình sự, vụ án thì cũng vẫn chan chứa ‘lòng nhân’. Tôi thật sự ngạc nhiên về nhận xét … Continue reading
Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
Tôi quan niệm rằng, bất cứ những ai cầm bút viết văn cũng đều mang trong mình một sứ mệnh nào đó. Sứ mệnh ấy chẳng có gì quá lớn lao, có khi đó chỉ là sứ mệnh đối với làng xóm, quê hương, hay chỉ đơn giản là sứ mệnh đối với gia đình, bè bạn, thậm chí, đó chỉ là sứ mệnh đối với những ký ức đã qua của mình trong những khoảnh khắc của hoài niệm, của nhung nhớ. Nhà văn Nguyễn Hồng Thái là một người viết văn như thế. Văn của anh, cho dù có nói tới một điều gì đó rất xa, rất gần, có những thứ rất lớn lao, có những thứ rất nhỏ bé, nhưng nó đều là những khoảnh khắc mà anh đã lưu giữ trong niềm nhớ của mình.
Nhà báo Nguyễn Hồng Thái: Tôi mong những tác phẩm của mình có thể giúp được những con người cụ thể, những số phận cụ thể
Gần 10 năm gắn bó với Báo Công an Nhân dân, nhà báo, nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng với những tác phẩm đạt các giải thưởng lớn như “Ký sự một công dân tí hon ở trại tù”, “Bộ mặt thật của ông Lê Quang Liêm”, “Sự thật về vụ chống người thi hành công vụ ở Tây Nguyên”… Năm nay, với “Những kẻ cuồng vọng”, Nguyễn Hồng Thái là một trong 41 tác giả nhận giải khuyến khích của Giải Báo chí quốc gia lần thứ 2. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản đã có dịp trò chuyện với nhà báo trước giờ trao giải. – Là một trong những tác giả đứng trên bục nhận giải Báo chí quốc gia lần này, anh có cảm xúc và suy nghĩ gì? – Khi được bước lên bục để nhận bất cứ giải thưởng nào, dù là giải thấp nhất thì đấy cũng luôn là một niềm hạnh phúc. Mỗi giải thưởng báo chí đều có ý nghĩa rất lớn, không chỉ ghi nhận công sức, mồ hôi nước mắt của một nhà báo, một tòa soạn … Continue reading