Hai vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người thân xảy ra trong nội thành Hà Nội khiến tôi bàng hoàng. Vụ thứ nhất, nạn nhân là một cán bộ giảng dạy đại học đi đúng phần đường, đúng luật; còn vụ thứ hai, nạn nhân cũng chính là thủ phạm: 2 nam thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ. Sáng 14/6, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Giáng Vân hoảng hốt thông báo thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ, cán bộ giảng dạy khoa Văn học, Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) bị tai nạn ôtô đang cấp cứu ở Bệnh viện Sanh Pôn. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ thì được nhiều người biết tiếng, nhất là các thế hệ sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn sau này rất mến mộ ông, một thầy giáo nhiệt thành, trung thực tốt bụng cống hiến hết mình và vô tư cho khoa học, cho phong trào văn hóa văn nghệ và thể thao sinh viên, là “bà đỡ” của nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ sinh viên nghèo học tập và xin việc làm. Nghe nói, ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm văn học dân gian hiện đại thú vị được lưu truyền trong giới sinh viên và nhà văn. Vì thế khi nghe tin ông bị tai nạn, ai cũng sốt sắng, giật mình. Chúng tôi tức tốc lao đến bệnh viện dẫu nghe nói ông chỉ “bị” vào “phần mềm”, nhưng tôi biết thể trạng gầy nhom của Nguyễn Hùng Vĩ, có chỗ nào là phần mềm đâu, chắc là đau lắm, vì cú va chạm mạnh đến nỗi mũ bảo hiểm của ông bị vỡ mấy mảnh. Quả đúng như tôi phán đoán, khuôn mặt ông vẫn sưng to, xây xước nhiều, thật khó nhận ra bởi lúc thường gặp ông lúc nào cũng thấy vui, nghe cười. Kể cũng lạ, người làm văn hóa dân gian, người tốt như ông ngay cả lúc bị tai nạn cũng hy hữu, đặc biệt. Ông bị chính người học trò đâm phải. Tuy vẫn còn đau nhưng nhà nghiên cứu văn hoá dân gian kể rằng, giữa ban ngày, ông đã cảnh giác đi đúng phần đường, nhưng đến ngã tư, người lái xe không “xi-nhan xin đường” mà bất ngờ rẽ phải, vậy là ông đâm vào đầu xe ngã ra, người bê bết máu. Lúc tỉnh dậy, ông nghe người gây tai nạn hỏi địa chỉ, ông trả lời “Tôi dạy ở khoa Văn học…”. Người lái xe bảo: “Thưa anh, ở đó em cũng có quen một người”. “Ai- ông hỏi”. Người lái xe trả lời: “Là thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ”… Vậy là học trò đưa ông đi cấp cứu. Vợ ông may mắn được một người đi đường tên là cô giáo Văn, dạy ở trường Nguyễn Siêu đến nhà thông báo rồi chở bà ra bệnh viện chăm chồng.Vậy là theo đề nghị của ông, bà vừa chạy chăm ông ở bệnh viện, vừa nhờ cô giáo Văn đưa đến xin các đồng chí Công an không giữ xe ôtô gây tai nạn vì là chỗ người nhà với nhau, không yêu cầu bồi thường hay kiện cáo gì cả… Chuyện cư xử giữa những người liên quan đến vụ tai nạn trên là một bài học đẹp về nhân cách. Nhưng vẫn có điều vô cùng đáng tiếc, người học trò gây tai nạn cho thầy hiện là một cán bộ giảng dạy đại học, dĩ nhiên là anh có giấy phép lái xe, dĩ nhiên là anh hiểu biết về luật pháp, về luật giao thông, nhưng khi lưu hành xe trên đường… vì một lý do nào đấy đã quên mất luật. Chỉ cần một tích tắc sử dụng tín hiệu của xe, chắc chắn người thông minh như thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ sẽ biết mà tránh rủi ro. Trong lúc tất cả mọi người đang chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, chỉ cần một ai đó lệch chuẩn, sẽ là mầm mống gây tai nạn đáng tiếc…Còn vụ tai nạn giao thông thứ hai cũng hy hữu mà nguyên nhân chính là lỗi do người vượt đèn đỏ, là do một cá nhân “lệch chuẩn”! Cũng buổi sáng 15/6, một nữ nhà báo điều khiển xe ôtô đón con đi học về. Chị vốn là người làm việc gì cũng cẩn thận nhất nhì cơ quan, lại là phụ nữ nên đi xe máy hay ôtô đều rất từ tốn. Lúc có tín hiệu giao thông, chị điều khiển xe đi đúng phần đường chạy khá chậm qua ngã tư Trần Hưng Đạo – Hàng Bài (Hà Nội) thì bỗng đâu một xe máy chở hai thanh niên ào ào vượt đèn đỏ từ hướng phố Huế lao tới, đâm vào xe ôtô của chị. Kết quả là một trong 2 thanh niên kia bị gẫy chân, buộc chị phải chở đi cấp cứu, chăm sóc ở Bệnh viện Việt- Đức. Khi CSGT đến xử lý, người điều khiển xe máy hiện chưa trình được giấy phép lái xe. Vậy là chỉ một phút vượt đèn đỏ, vi phạm Luật Giao thông đường bộ, 2 thanh niên bị tai nạn, cũng may chỉ là bị thương. Họ chính là thủ phạm khi cố tình vượt đèn đỏ, còn nữ nhà báo nọ trở thành nạn nhân do lỗi khách quan của họ mang lại. Chị đành bỏ dở hết công việc để chăm sóc hai “thủ phạm” ấy…Trở lại câu chuyện “vượt đèn đỏ” ở Hà Nội. Có thể nói, tình trạng vượt đèn đỏ, vi phạm Luật Giao thông đường bộ đã trở nên khá phổ biến. Tôi đã từng thót tim khi khi thấy cảnh có những cô gái trẻ, xinh như hoa hậu vượt đèn đỏ. Cả những ông bố, bà mẹ chở con nhỏ cũng lao xe vượt đèn đỏ. Đặc biệt ở thời điểm ban đêm, đường vắng, từng tốp thanh niên chở 3, 4 người lao như tên bắn qua các ngã tư bất chấp tín hiệu đèn đỏ. Vì sao lại thế trong khi ai cũng biết là sai, là nguy hiểm? Và sau hành vi coi thường pháp luật ấy, những người nghiêm chỉnh thực hiện luật giao thông bất ngờ trở thành nạn nhân của họ, như thầy giáo Nguyễn Hùng Vĩ, như nữ nhà báo mà chúng tôi vừa nhắc ở trên.“Vượt đèn đỏ” cũng như hành vi “lệch chuẩn” sẽ gây nguy hiểm cho
Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.