8-11. Không hiểu sao mình lại thấy quá xúc động để ngồi lâu đến thế, ngồi suốt 2 giờ đồng hồ trước màn hình để theo dõi truyền hình trực tiếp Đêm hội Việt- Nga trên VTV1 vào lúc 20h ngày 7-1. Đành rằng đêm nay có bạn mình là H.T.Q khản giọng vẫn dẫn chương trình một cách hoành tráng, có duyên. ..Mình lo cho bạn ấy, nhưng rôì mọi thứ đều suôn sẻ, bạn nói khó nhọc, nhưng giàu cảm xúc, ai cũng thấy thương cho MC.(Nhiều khi người ta rất cần một thương hiệu. Hoặc rất cần một người lính dũng cảm để đổ…tội nếu có trục trặc chăng?). Nhưng đêm nay, mình ngồi nhớ Aimatov với “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Con tàu trắng”, “cây phong non trùm khăn đỏ”, nhớ “Thầy giáo cũ” Duysen), nhớ Ragun Gamzatov, nhớ trang văn Lép Tonxtoi, Gogon, nhớ câu thơ mềm như lụa của Onga Becgon, nhớ những bài hát Nga mà nhiều chiều đông các nữ sinh viên khu tập thể Khoa Văn, Đại học Tổng hợp ở Mễ Trì, Hà Nội từng hát mê mải quên cả đói, nhớ bài hát “Chiều ngoại ô Maxcova” mà mình từng hát nghêo ngao với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, nhà văn Trầm Hương, nhà thơ Pờ Sảo Mìn, nhà văn Dương Duy Ngữ trong một đêm uống rượu tại quán bụi thị xã Yên Bái mùa đông 1998 trong chuyến đi thực tế Giải Cây Bút vàng…Ao ước một lần đến Liên Xô xưa mà chưa được. Lại ao ước một lần đến nước Nga nay cũng chưa xong…Nhưng mình vẫn thấy yêu nước Nga xa xôi ấy. Vì sao thế? Mình là người chưa từng được trực tiếp “ăn lộc” nước Nga, nhưng lịch sử và nền văn học hiện đại đất nước ấy quả là quá vĩ đại. Con người Nga, tâm hồn Nga thấm đẫm trong người mình. Xin cám ơn những dịch giả, cám ơn những vần thơ, câu văn Nga…Mình sẽ đến nước Nga dẫu đến đó có làm mình thất vọng trăm ngàn lần…
Liệu có cực đoan không, mình vẫn nghĩ, mọi thứ đều qua đi, chỉ văn hoá, văn học là còn lại. Mình sẽ đi theo con đường nào? Chẳng nhẽ lại là chính trị sao?
Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.