Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Author Archives: Nguyễn Hồng Thái
Ký ức mắt đen” của Nguyễn Trọng Tạo được xuất bản song ngữ
21 bài thơ trong “Ký ức mắt đen” được nhà thơ trẻ Nguyễn Phan Quế Mai và chuyên gia ngôn ngữ Mỹ – bà Hilary Watts dịch ra tiếng Anh được Nhà xuất bản Thế giới cùng Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tập thơ sẽ ra mắt vào ngày 5/1 là ngày khai mạc Hội nghị Quốc tế quảng bá văn học Việt Nam. Nhà thơ nữ của Mỹ Mary Croy trong lời giới thiệu về tập thơ này đã viết: Đây là tập thơ về cuộc đời viết bởi một người đàn ông đã trải qua chiến tranh, tình yêu và chiến thắng. Tập thơ này bao trùm khoảng thời gian hai mươi năm, và làm tôi kinh ngạc bởi chiều rộng và sự mạch lạc của nó. Thơ của Nguyễn Trọng Tạo nói về sự trải nghiệm hiện đại một cách thấu đáo, đồng thời tỏ lòng tôn kính về truyền thống lâu đời của văn học Việt Nam đã đi trước ông. Thơ của Nguyễn Trọng Tạo là sự giới thiệu tuyệt vời về những truyền thống trữ tình của Việt Nam, giúp người đọc phương Tây nhìn … Continue reading
GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám
– “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở trường Đại … Continue reading
Báo trước rủi ro
Những ai từng đi nghỉ mát ở Tam Đảo, hẳn nhớ tới một kiốt bán xăng dầu hiếm hoi tọa lạc đoạn trước khi lên dốc. Trạm bán xăng ấy cách thị trấn Tam Đảo chừng 15km. Một bận chúng tôi theo nhà thơ Hồng Thanh Quang đi cùng chiếc xe riêng lên công tác với UBND thị trấn du lịch này do anh cầm lái. Nghệ sĩ mà lái xe ai chẳng biết nguy hiểm như thế nào, ngồi xe họ phải là người có trái tim lạnh, sẵn sàng coi số phận mình là “năm ăn năm thua”. Lần này cũng vậy, khi xe vừa lên đỉnh dốc, bỗng nhà thơ cầm lái giật mình kêu lên: “Thôi sắp hết xăng rồi!”. Khẩu lệnh của anh khiến cả 5 người chúng tôi hoảng hốt. Sau một lúc lẩm nhẩm, Hồng Thanh Quang đã quyết định quay xe trên đỉnh đèo để trở lại thị xã Vĩnh Yên vì theo anh, có thể từ đây lên Tam Đảo sẽ không còn một kiốt xăng nào nữa… Quả đúng như anh phán đoán, chúng tôi phải quay lại 18km để đổ xăng, khi nghe hỏi thì người bán xăng trả … Continue reading
Vô cảm là đồng lõa
1. Qua dư luận báo chí và xã hội, mấy ngày gần đây nhiều người trong cả nước bàng hoàng sửng sốt khi phải chứng kiến 2 vụ án liên quan đến trẻ em. Một trẻ em 14 tuổi ở Hà Nội tên là Nguyễn Đức Huy (học sinh lớp 9, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ) bị côn đồ truy sát giữa ban ngày buộc em phải chạy trốn vào quán phở bên đường, nhưng kẻ côn đồ vẫn không buông tha, đã truy sát đánh em trọng thương, phải nhập viện khâu đến 14 mũi. Và vụ thứ hai xảy ra tại TP Hồ Chí Minh. Vào cái ngày định mệnh 27-9, cháu bé Trần Trung Huy, 10 tuổi, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lam Sơn, trú tại phường 11, quận 6 không hề biết rằng chỉ do sự tắc trách của người lớn mà em bị điện giật chết, phải vĩnh viễn ra đi không kịp thực hiện lời hứa với em gái 6 tuổi “Tết Trung thu này sẽ đưa em đi chơi…”. Chiều đó, Huy đá bóng cùng bạn, em bị đã ngã xuống cạnh trụ điện và kêu cứu giữa trời mưa. Nhiều người chạy đến cứu. Cả … Continue reading
Lời tri ân nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6
Có thể nói chưa bao giờ những người làm báo được bạn đọc theo dõi “quản lý” chặt chẽ và thường xuyên như thời phát triển công nghệ thông tin vũ bão hiện nay. Là một người cầm điện thoại “đường dây nóng”, hơn ai hết những người làm báo CAND chúng tôi hiểu rõ điều này. Nếu báo đưa tin đúng, bài hay thì tình hình khá yên ả, có chăng chỉ ít những lời khen, động viên của bạn đọc. Nhưng hôm nào chỉ cần báo đưa tin không chính xác, hay nhầm lẫn về địa danh, chính tả, bức ảnh, những sai sót thường gặp trong nghề báo…, tức thì buổi sáng báo in chưa ráo mực, điện thoại đường dây nóng …đã nóng ran lên bởi dồn dập những cuộc điện thoại của bạn đọc. Lúc ấy một cảm giác buồn trĩu nặng đeo đuổi suốt cả một ngày không thể nào dứt được. Có bạn đọc thì bình tĩnh góp ý lần sau cẩn trọng hơn, có bạn đọc nổi giận lôi đình không cần giữ ý, có người trách cứ, có người “mắng yêu”, có người bảo sẽ báo cáo cấp trên để xem xét thái độ và … Continue reading
Trung thực không lụy hoàn cảnh
Hình như có một quy luật tình cảm, đã yêu thường phải có trách nhiệm như phải có trách nhiệm với từng bài báo của mình, từng số báo của tòa soạn, từng những sự kiện dù nhỏ nhất liên quan đến cơ quan, đồng nghiệp của mình. Hễ là người có tâm, người trung thực ở đâu cũng thể hiện phẩm chất tốt và năng lực cao. Họ không bao giờ đổ lỗi hay lụy vào hoàn cảnh. Là nhà báo, ai cũng ít nhất một vài lần tiếp xúc với người đọc. Bạn đã bao giờ đứng trước những tình huống nhạy cảm hay chưa? Ví như có ai đó chê bai, phê phán gay gắt tờ báo của bạn mà bạn chưa hiểu vì sao lại thế. Hay có người phát hành nào đó đột ngột tăng giá báo để bán cho một bạn đọc kiếm lời. Hay có những cuộc điện thoại, những cuộc gặp gỡ mà người đọc góp ý chân thành và chưa chân thành với tờ báo của bạn. Vậy với vai trò của một “mắt xích” trong một tờ báo, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Thường thì thỏa hiệp lúc nào … Continue reading
Con chữ nào, nhân cách ấy
Cách đây đã 6 năm, tôi được đi cùng với nhà báo Lưu Vinh, Phó Tổng biên tập Báo CAND xin vào Phủ Chủ tịch để được gặp đồng chí Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thực hiện cuộc phỏng vấn cho số báo Tết Quý Mùi. Dù rất bận, nhưng có lẽ vì quý mến tờ báo của Bộ Công an, chiều muộn ấy, bà Phó Chủ tịch nước đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện rất thân tình suốt 2 tiếng đồng hồ… Đối với Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, nhiều người đã từng biết bà chính là nhân vật chị Y trong tác phẩm “Sống như Anh” của nhà văn Trần Đình Vân viết về cuộc đời Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chị Trương Mỹ Hoa hồi ấy hoạt động cách mạng, 19 tuổi bị chính quyền Sài Gòn bắt giam tại khám Chí Hoà (1964), sau bị đày ra Côn Đảo mãi tới ngày 17/3/1975 mới được trả tự do. Tại khám Chí Hoà, có thời gian chị Trương Mỹ Hoa bị biệt giam cùng buồng với chị Phan Thị Quyên, vợ của anh Nguyễn Văn … Continue reading