Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Author Archives: Nguyễn Hồng Thái
Làng tôi
(L àng tôi là bài thơ tôi làm từ năm 1980, lúc đang là sinh viên Khoa Văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội. Vậy là đã 33 năm rồi, nhưng mỗi lần về làng, tôi vẫn thấy làng mình như vậy thôi, vẫn làm lũ, tốt bụng, nghiêng nghiêng bước thấp bước cao, vẫn bông lúa rài mọc lưa thưa bên mộ ông ngoại…Tôi giữ nguyên câu chữ bài thơ, không biên tập để bạn cảm nhận được tình yêu của tôi ngày ấy còn ngơ dại hiện lên sau từng con chữ mộc mạc như củ khoai hà lăn long lóc dưới chân bạn gái…) Làng tôi Làng tôi với mái nhà tranh Mái rạ đồng quê lợp tạm Quây quần nhà trăn nóc Khói chiều vấn víu ngọn tre Cánh phượng rơi, cơn gió thổi mùa hè Tiếng ve gào như khát nước Cánh diều bay tuổi thơ không ngủ được Không gian xít võng à..ơi… Làng có những cụ già tóc bạc Sống ngang tàng như trong bão tre reo Da nhuộm đất sống một thời trăn trở Mà điệu cười như tiếng thở thời gian Người của làng Đói nghèo thương nhau Bát nước chè … Continue reading
Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
Tôi quan niệm rằng, bất cứ những ai cầm bút viết văn cũng đều mang trong mình một sứ mệnh nào đó. Sứ mệnh ấy chẳng có gì quá lớn lao, có khi đó chỉ là sứ mệnh đối với làng xóm, quê hương, hay chỉ đơn giản là sứ mệnh đối với gia đình, bè bạn, thậm chí, đó chỉ là sứ mệnh đối với những ký ức đã qua của mình trong những khoảnh khắc của hoài niệm, của nhung nhớ. Nhà văn Nguyễn Hồng Thái là một người viết văn như thế. Văn của anh, cho dù có nói tới một điều gì đó rất xa, rất gần, có những thứ rất lớn lao, có những thứ rất nhỏ bé, nhưng nó đều là những khoảnh khắc mà anh đã lưu giữ trong niềm nhớ của mình.
Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
Nhà văn Lê Lựu. Ảnh: Kim Dung (chụp 30/9/2011) Nhà văn, Đại tá Quân đội Lê Lựu sinh năm 1942 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Mấy năm nay ông bị tai biến mạch máu não, đi lại phải có người dìu, nói năng thì chậm rãi, chạm đến chuyện gì hơi xúc động một tý là khóc, tay không cầm được bút, mọi việc ăn uống, sinh hoạt đều trông vào mấy nhân viên Trung tâm văn hóa doanh nhân nằm lọt thỏm giữa cái chợ lầy bầy rau cá họp sát hiên cơ quan. Nhà quân đội cấp cho thì đã bán, vợ không nhìn mặt, hai đứa con “tuyên bố từ cha”, tính đi tính lại nhà văn Lê Lựu có gì trong tay, ngoài những tác phẩm để đời? Nhưng lạ cái là không biết lấy sức đâu mà năm 2011 này, Lê Lựu vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ở quê ngày ấy” (NXB Thời đại) lấy đề tài từ cuộc những người dân Thái Bình chống tham nhũng từ những năm 1980. ông viết như là để chứng minh mình đang sống, dẫu sống nhăn nhở, nhưng viết như là … Continue reading
Nhà văn Nguyễn Khải trong mắt nhà văn Lê Lựu: Tài quá cũng khó hoà nhập
Trong làng văn, nhiều người biết, nhà văn Nguyễn Khải rất quý mến nhà văn Lê Lựu, thời ở tạp chí Văn nghệ quân đội đi sáng tác ở đâu ông cũng kéo Lê Lựu cùng đi. Còn Lê Lựu bất cứ lúc nào và ở đâu cũng chỉ một mực anh Nguyễn Khải là người thầy của tôi. Tin nhà văn Nguyễn Khải mất tại TP Hồ Chí Minh đến với nhà văn Lê Lựu hoàn toàn bất ngờ, ông buồn đến mấy ngày, cả đến khi ngồi tâm sự với chúng tôi, dường như Lê Lựu cứ triền miên trong dòng hồi tưởng không dứt về nhân cách và tài năng bậc thầy của nhà văn Nguyễn Khải PV: –Thưa nhà văn Lê Lựu, lần gặp gần đây nhất giữa ông với nhà văn Nguyễn Khải là bao giờ? ông có điều dự cảm nào không khi mà cả hai người đều thuộc lớp nhà văn tài năng và giàu tinh tế? Nhà văn Lê Lựu: – Năm ngoái mẹ nhà văn Nguyễn Bá Trung ở Mỹ chết. Tôi bay vào TP Hồ Chí Minh, đến đón anh Nguyễn Khải để cùng đến viếng. Người anh … Continue reading
Nhà văn Lê Lựu: Lận đận rồi sẽ qua thôi
Nhà văn Lê Lựu tuổi Nhâm Ngọ (1942), năm 2012 Nhâm Thìn ông tròn 70 tuổi ta. Nhờ trời, ông vẫn sống nhe bộ răng đen như ăn trầu, cười hết cỡ làm rạng thêm bộ râu bạc mọc vô kỷ luật trên chiếc cằm ương ngạnh! Nhiều người thân, nhiều bạn đọc cả nước đều quan tâm đến nhà văn, lo lắng khi đọc thấy ông trên văn đàn cứ tập tễnh như ngựa già thiếu móng. Lại nghe ông bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh trong khi không thể rời xa cây bút…Tưởng là Lê Lựu sẽ nằm ẹp xuống. Lạ thay, nhà văn quê hương Chử Đồng Tử vẫn sống, vẫn viết, vẫn đi làm từ thiện… giữa chằng chịt quan hệ sấp ngửa buồn liên miên suốt năm. Tập tễnh đi gỡ rối Nghiệm lại trong cuộc đời Lê Lựu, thấy ông thường tinh tường đến tinh ranh trong văn chương, nhưng ngoài đời thì hay dễ dãi. Đời thuở nhà ai, cách đây hơn 2 năm, ông mua một căn nhà 2 tỷ mà hợp đồng mua bán quá sơ sài, bị người bán suýt “lật kèo”. Số là năm 2009, nhà văn … Continue reading
Đường dây nóng” lúc nào cũng… “nóng
Tôi là một trong những người được cơ quan giao nhiệm vụ cầm điện thoại trực đường dây nóng. Trực nghĩa là phải mở máy điện thoại di động 24/24h, bất cứ ai gọi đều phải nhận, trả lời. Vẫn là chiếc điện thoại nhỏ xinh thường ngày, nhưng khi được giao nhận đường dây nóng, tôi cảm giác nó nặng hơn rất nhiều. Dường như không chỉ có cơ quan báo chí mà rất nhiều cơ quan nhà nước hiện nay đều lập đường dây nóng. Không ai có thể phủ nhận tính mục đích trong sáng, nhân văn của kênh thông tin này là muốn được nghe ý kiến, phản ánh của nhân dân một cách nhanh nhất. Dường như không có rào chắn, không ai dám che lấp. Với cơ quan báo chí cũng vậy, đường dây nóng – đúng như tên gọi của nó – trở thành cầu nối nhanh nhạy với tốc độ âm thanh và hiệu quả giữa các nhà báo với bạn đọc. Vẫn là chiếc điện thoại nhỏ xinh thường ngày, nhưng khi được giao nhận đường dây nóng, tôi cảm giác nó nặng hơn rất nhiều. Mỗi ngày nhận hàng chục, thậm chí … Continue reading
Nhà thơ Hoàng Trần Cương thăm mộ nhà thơ Phạm Tiến Duật
7h30′ sáng 11-12.Lễ viếng nhà thơ Trường Sơn – Phạm Tiến Duật được tổ chức tại nhà tang lễ Quân đội 108. Mình đã đến viếng anh Duật với lòng biết ơn về những bài thơ của Anh đã giúp mình lớn lên, yêu thêm đất nước, yêu thơ ca. Anh Hữu Ước và Hồng Thanh Quang bảo mình viết một bài báo về lễ tang có một không hai này. Mình đã chứng kiến gần như toàn cảnh lễ tang nhà thơ Phạm Tiến Duật với nhiều suy ngẫm về nhân thế. Mình đã phóng xe máy đuổi theo đoàn xe tang đến tận khu A nghĩa trang Văn Điển, chứng kiến phút hạ huyệt quan tài của một nhà thơ lớn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại. Dường như có những người khi mất đi, mới thấy hết được tầm tư tưởng, nhân cách và sự tác động lớn của họ đối với cuộc sống này. Anh Phạm Tiến Duật là một người như vậy. Hơn 200 vòng hoa, khói hương và nước mắt, nhưng hiếm có một đám tang nào như tang lễ nhà thơ Phạm Tiến Duật, sau phút hạ huyệt, hầu như … Continue reading