Về tôi
“Tôi không biết làm nghề gì ngoài làm báo và viết văn. Làm báo để kiếm sống, còn viết văn vì thấy thích thú, muốn để lại những cuốn sách riêng của mình. Tôi viết văn chậm chạp và vất vả, nhưng nghĩ rằng mọi sự cố gắng sẽ đem lại một kết quả nào đó, nên rất kỹ khi viết một câu văn. Hoàn thành một tác phẩm, cảm giác như mình vừa kiệt sức, cô đơn bơi qua một khúc sông rộng, bỗng thấy thăng hoa, yêu mình hơn. Tôi không đặt cho mình một mục đích to tát nào về sáng tạo văn chương, nhưng rất hạnh phúc khi viết được một câu văn hay. Tuy vậy, mỗi tác phẩm của tôi đều mong muốn đưa đến một ý tưởng mới lạ, gợi mở hay giải đáp một câu hỏi nhân sinh cho mình, cho bạn bè…”Gallery
Chủ đề
- Ai viết về tôi (5)
- Bài viết (40)
- Góc nhìn của tôi (8)
- Trò chuyện – Phỏng vấn (5)
- Truyện – Tiểu thuyết (1)
- Viết giữa đêm (3)
-
Các bài viết mới nhất
- Nghĩ về vinh nhục của một nghề cao quý!
- Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Chất liệu dày dặn, không viết thì phí quá!”
- Một mình với tình yêu
- Một cuốn sách đầu tay đáng đọc
- Cha – con và những thông điệp không lời
- Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- Chuyện nghề báo của một vị tướng song toàn
- Tác nghiệp tại CHLB Đức gặp bạn thời Khoa Văn , ĐH Tổng hợp Hà Nộiị
- Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ sau 46 năm
- Kỷ niệm về người cha đi xa
Bình luận mới nhất
- Trần Ngọc Thơ trong Giới thiệu
- Bích Ngọc trong Kỷ niệm về người cha đi xa
- vũ vân trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
- vũ vân trong Nhà văn Nguyễn Hồng Thái: “Viết để sống lại những ký ức”
- vũ vân trong Chưa nhạt đâu hơi ấm từ “Tết ở Làng Mụa”
- Luận Nguyễn trong Con chữ nào, nhân cách ấy
- Hoàng Linh trong Võ Nguyên Giáp, đại lượng niềm tin bất biến.
Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2012
Con xin mẹ được một lần nói dối
Mẹ tôi đã 82 tuổi, suốt đời làm ruộng ở Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An, nhưng mẹ luôn là trụ cột kiếm sống nuôi 5 bố con tôi. Dường như bàn chân của mẹ tôi đã bấm qua hều hết những xã, những huyện của các tỉnh Khu 4 cũ, từ miền xuôi đến miền núi để kiếm tiền nuôi chúng tôi. Thời ấy, mẹ đi mua sừng trâu, dép nhựa hỏng, mẹ mua lông gà, lông vịt để về bán cho mậu dịch ở Cầu Bùng dệt len, dệt áo…Nhiều khi mẹ đi không về kịp tối. Tôi còn nhớ, có năm lụt lội ngút trời, cả tỉnh Nghệ An nước trắng mênh mông, mẹ tôi đi cả tuần không về. Lúc ấy nhà thì hết gạo, mấy bố con bơ vơ, nhúm củi xong chỉ lơ thơ nồi nước cháo, không có điện thoại, không một lời nhắn, tôi ra đồng nhổ cỏ cho lúa, cúi mặt xuống ruộng mà khóc vì cứ ngỡ từ nay mất mẹ… Rồi bỗng mấy ngày sau, mẹ tôi quảy 2 bì ‘xác rắn” đựng lông vịt te tái chạy về nhà, mặt tỉnh như không có chuyện gì xẩy ra. … Continue reading
Cái giá của rét
Ở quê tôi năm nay, một làng ven biển Diễn Châu, nơi có đền thờ An Dương Vương và bài học Mỵ Châu – Trọng Thủy sao mà rét đến thế. Mồng một Tết nằm ở trong chăn mà còn lạnh thấu xương, rét đến mức không còn dám tưởng tượng người nông dân đang làm đồng như thế nào. Chỉ mong mẹ mình đỏ lửa để được xuống bếp sưởi một chút than hồng, để mong ăn một thứ gì nong nóng sau khi đã thờ phụng tổ tiên. Những ai còn mẹ, còn cha, được những giây phút như thế cũng là hạnh phúc lắm thay. Có một câu chuyện thế này: Trước ngày 30 Tết, mấy bạn học cùng làng tôi rủ nhau đến thăm một bạn gái xưa là hoa hậu của lớp, cũng là hoa hậu của làng Cung chúng tôi. Vào nhà bạn gái thấy ngôi nhà đẹp như một cung điện: Chùm đèn trên trần nhà sáng dòng ấm áp, trên tường treo thấp thoáng các bức tranh của Levitan và bức “Người đàn bà xa lạ”, bộ sập gụ tiếp khách văn, lại thêm bàn ăn bày la liệt thức ăn sang … Continue reading
Tang lễ nhà thơ Phạm Tiến Duật: Vĩnh biệt một nhà thơ xuất sắc
Ngày 11/12, tang lễ nhà thơ Phạm Tiến Duật được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Với nhà thơ Phạm Tiến Duật, cuộc đời anh như một bài thơ dài, những câu thơ của nhà thơ chiến sĩ từng tiếp lửa, sưởi ấm bao tâm hồn trong chiến tranh cũng như hòa bình, thì nay lúc nhà thơ nằm xuống, những người yêu anh, trong đó có cả những người chỉ yêu thơ mà chưa được gặp đã đến sưởi ấm nhà thơ phút lâm chung này. Tin nhà thơ Phạm Tiến Duật, “nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại” – nhà thơ Trường Sơn mất ngày 4/12 lan nhanh như một luồng điện gây xúc động đặc biệt cho nhiều người, nhất là những người lính từng qua chiến tranh, những bạn đọc yêu thơ cả nước… Có cả những vòng hoa chỉ đề dòng chữ: “Những người yêu thơ ở Vietsovpetro”, hay “Trung đội lái xe nữ Trường Sơn”! Có những vòng hoa của những người yêu thơ, người thân ở nước ngoài gửi về, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, những cựu chiến binh, của các cơ quan báo chí, … Continue reading
“Thành ngữ Hồng Thanh Quang”
Càng gần gũi, tiếp xúc với Hồng Thanh Quang càng phải thừa nhận đấy là một người thông minh vào bậc xuất chúng. Hầu như trong rất nhiều tiệc rượu, có Quang là mọi người xúm xít lại, quây quần vui như Tết. Dường như ai cũng muốn Quang làm MC cho bữa tiệc. Những lần như thế, thường là Quang nói rất hay và đúng những khám phá mới mẻ về người xung quanh khiến nhiều người cũng thấy bất ngờ về tiềm năng của mình. Hồng Thanh Quang nói thành thật, đáng tin cậy, đúng như một bài thơ tựa cho bức họa tài hoa mà Nhà văn Hữu Ước đã viết tặng anh “trái tim để ngoài lồng ngực”… Riêng mình, mình phục nhất Hồng Thanh Quang ở tài khái quát những vấn đề mênh mông thường thấy trong những cuộc thi tửu đông người thành những khái niệm hết sức hàm súc về mặt ngữ nghĩa và chuẩn xác về tiếng Việt. Ví như chiều qua tại rượu Lý ở 82 Lê Văn Hưu, có người hỏi con trai đối xử với người yêu như thế nào để mãi mãi không có cuộc chia tay mùa … Continue reading
3 bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo cho Phan Lạc Hoa
• Nguyễn Trọng Tạo Nhạc sĩ Phan Lạc Hoa tự tử bằng sợi dây an toàn của rạp xiếc tại nhà riêng đêm 19-9-1982. Khi đó anh và Thanh Hoa vừa mới ly hôn mấy ngày nhưng vẫn ở chung căn hộ tập thể của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tối 19-9, Phan Lạc Hoa đi cùng Thanh Hoa đến Nhà Hát Lớn xem cô biểu diễn với lời đề nghị của Phan Lạc Hoa là cùng đi với Thanh Hoa một đêm cuối cùng. Thanh Hoa đã hát 2 bài của Phan Lạc Hoa (Tàu anh qua núi, Tình yêu bên dòng sông Quan Họ) và một ca khúc nước ngoài, được vỗ tay nhiệt liệt. Đêm về, Phan Lạc Hoa pha 2 ly café có chế rượu mạnh mời Thanh Hoa cùng uống, nhưng Thanh Hoa đã từ chối. Phan Lạc Hoa uống cả 2 ly café rồi đề nghị Thanh Hoa hủy giấy ly hôn. Thanh Hoa không chịu. Phan Lạc Hoa nói: “Nếu không, anh và em sẽ cùng đi tàu suốt!”. Thanh Hoa sợ quá, chạy sang nhà bên cạnh. Khi Thanh Hoa trở lại nhà thì Phan Lạc Hoa đã thắt cổ tự vẫn trước … Continue reading
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ hư hại, xuống cấp: lỗi lầm khó có thể chuộc lại
Đó là chuyện mà các nhà báo chúng tôi suy nghĩ khi được trở về vùng quê xưa Tây Bắc, được đến thăm Tượng đài Chiến thắng Điện Biên phủ xây dựng tại đồi D1, thành phố Điện Biên năm 2004. Đây là một công trình văn hoá- lịch sử, mang đậm tính nhân văn và tâm linh sâu sắc, là nơi tưởng niệm và tri ân với những anh hùng liệt sĩ, đồng bào Điện Biên và cả nước đã chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Thế nhưng, khi chứng kiến sự xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng của tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, thì nỗi đau xót không phải riêng của chúng tôi mà còn khiến nhiều người dân cả nước không thể yên lòng… Trở lại Điện Biên nhân ngày Nhà báo Việt Nam, tượng đài Chiến thắng Điện Biên phủ vẫn đang vươn mình trong nắng chiều tại đồi D1 lịch sử. Một không khí trang nghiêm và thiêng liêng vẫn bao trùm và hiển hiện tại khu Tượng đài. Khó có thế kìm nén được niềm xúc động khi được ngước mắt trông lên Tượng đài … Continue reading
Nhạc sĩ Lê Vinh của “Hà Nội và tôi”: Vẫn chọn điều đã qua
Xin lỗi Lê Vinh vì nhắc tới anh lại phải nhắc kèm với bài hát hay của một thuở “Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó”. Bởi cũng từ lâu lắm rồi, tôi chưa được nghe các ca sĩ tài danh thể hiện ca khúc mới của Lê Vinh; và cả khán giả nữa dường như cũng lâu lắm rồi họ ít có cơ hội được nhìn thấy anh trên truyền hình hay tại các liveshow ca nhạc. Tôi cảm nhận được điều đó ngay khi cầm cái cardvisit mỏng mảnh trên tay chỉ với 2 dòng ghi mộc mạc “Lê Vinh. Hà Nội và Tôi”, không địa chỉ nơi ở, không điện thoại nhà riêng, không chức danh, không cơ quan công tác… Tôi tò mò gọi điện thoại di động cho Lê Vinh, anh trả lời rất hồ hởi: “Tôi không có gì mới để viết nữa. Người ta khai thác hết rồi. Dạo này tôi có kiện cáo gì nữa đâu… Chỉ sợ gặp, làm anh thất vọng”. Câu trả lời khá trễ nải như một thông điệp ngầm của Lê Vinh càng khiến tôi tò mò. Và tôi đã gặp anh trên quán bia hơi … Continue reading