Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2012

Những đời văn từ ngôi nhà báo CAND

Ngay từ năm 1946, lúc báo Công an Mới vừa ra mắt, có một điều đặc biệt là trong thời gian 3 tháng chuẩn bị cho ra số đầu tiên, đồng chí Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương, người khai sinh ra tờ báo Công an Mới đã “thắp đuốc” đi mời một số nhà văn, nhà báo có tên tuổi về chuyên viết cho báo Công an Mới. Nào là Phạm Cao Củng, một nhà văn chuyên viết truyện trinh thám rất quen thuộc của bạn đọc báo Tiểu thuyết thứ bảy, nào là nhà văn Hoàng Công Khanh, nào là các nhà báo từng quen thuộc với độc giả như Tân Lang, Kỳ Phát, Đại Thanh, Lê Chi… Đây quả là một bước đột phá có tính chất “chiêu hiền đãi sĩ” của người đứng đầu Nha Công an Trung ương cũng là người đứng đầu của báo Công an Mới. Ai cũng biết những nhà văn, nhà báo ấy từng sống, từng viết tự do kiếm kế sinh nhai trong chế độ cũ, chẳng rõ tâm tính họ thế nào, nhưng chữ tâm chữ tài và sự hiểu biết trân trọng tài năng, … Continue reading

Bài viết

Văn làm báo

Xưa nay, trong cuộc sống hay trong từ điển, người ta đã phân biệt rõ ràng “Văn” và “Báo”. Tất nhiên, cũng chưa thấy ai làm một việc dại dột đem so sánh giữa hai nghề này xem nghề nào vinh quang hơn. Dường như, đó là sự thận trọng của những người đã gắn mệnh mình vào câu chữ thì phải!   Thế nhưng, cũng phải nói thật, có một cách nói đã thành thói quen khiến chúng ta có thể suy ngẫm. Thường thì người ta nói “nhà văn đi làm báo” chứ ít khi nghe nói ngược lại “nhà báo đi làm văn”, dẫu rằng sự giao thoa, xâm lấn giữa hai nghề cao quý này âu cũng là chuyện thường tình. Ai cũng biết, nhà văn Ngô Tất Tố (1894-1954) đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I với hai bộ tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõngnổi tiếng. Dẫu biết Ông còn là một nhà báo tài ba với thiên phóng sự Việc làng hàm chứa sự am hiểu vô cùng sâu sắc xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 khiến nhà văn cùng thời là Kim Lân phải thán … Continue reading

Bài viết

Nhớ ơn thầy nghĩa bạn

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi rủ nhau về thăm thầy cô từng ở khu trường Đại học Tổng hợp của mình (nay là Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội). Dường như cứ mỗi lần được về thăm các thầy cô, chúng tôi lại được tiếp nhận thêm một bài học mới về đạo làm thầy, đạo làm trò. Thật may cho lớp học sinh ở tuổi U50 như chúng tôi, năm nay được gặp lại Thầy giáo nhân dân, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm khi thầy bước vào tuổi 82, một trong 4 giáo sử học lừng danh của Việt Nam làm nên “Tứ trụ triều đình” Lâm – Lê – Tấn – Vượng được dân gian truyền tụng cho tới ngày nay. Tóc trắng như cước, nhưng tác phong còn nhanh nhẹn, với giọng nói sang sảng không giấu được xúc động, Giáo sư Đinh Xuân Lâm kể rằng, ông vừa gọi điện kính thăm sức khoẻ thầy giáo của mình là Giáo sư Trần Văn Giàu năm nay đã 96 tuổi. Ông cũng đang bồi hồi nhớ về cái thưở hạnh phúc được làm học trò của các thầy giáo uyên thâm và … Continue reading

Bài viết

Sống là dâng hiến

Nhà thơ Việt Phương, 53 năm làm thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng SỐNG LÀ DÂNG HIẾN Ông đã xoá nhoà cảm giác lo lắng trong tôi ngay từ câu trả lời điện thoại đầu tiên bằng lời nói nhiệt thành rằng ông sẽ tiếp tôi vào 14 giờ. Tôi thở phào nhẹ nhõm, vậy là nhà thơ Việt Phương, tác giả của tập thơ Cửa mở từng gây nên sự bàn luận sôi nổi một thời đã đồng ý đón tôi – một nhà báo xa lạ vừa mới kịp xưng danh và cơ quan công tác. Trong giọng nói của ông toát lên từ bên kia đầu giây như là sự mời gọi vừa thân tình vừa trọng thị, tạo cho khách cảm giác bình tâm sau những giây phút băn khoăn. Nhà ông nằm lặng lẽ ở khu tập thể Hoàng Cầu, màu sơn đã cũ càng giữa ồn ã của con đường Trần Quang Diệu. Nhà thơ Việt Phương cười, nụ cười thật hiền, thật tươi đưa chúng tôi vào phòng khách nhỏ xinh. Dường như mọi cử chỉ ở ông đều toát lên thần thái ung dung, tự tại, nhẹ nhàng như một … Continue reading

Bài viết