Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2012

Quyết sách lớn phải khoa học

Trong tuần qua, cả xã hội dường như bị lên “cơn sốt” bởi các kỳ thi đại học, cao đẳng đang diễn ra ào ạt, vất vả với bao vui buồn và những bài học thành công lẫn khiếm khuyết liên quan đến hàng vạn số phận thí sinh cả nước. Nhiều em có thể thở phào vì dù sao đã làm xong một công việc to lớn trong cuộc đời là đã được dự kỳ thi đại học, dẫu chưa biết được kết quả như thế nào. Các em đã qua 12 năm học, từng bị tác động của khá nhiều quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) liên quan đến học hành và thi cử, nay có thể “giũ sạch” để chuẩn bị cho một hành trang mới cũng với bao thử thách đang chờ đón phía trước…Nhưng những thế hệ lớp 12 sau thì bây giờ đang hồi hộp, lo lắng khi đón nhận quyết định mới nhất của Bộ GD&ĐT: lùi thời gian thực hiện nhập 2 kỳ thi làm một vào năm 2010. Quyết định ấy của Bộ chứng tỏ sự chuẩn bị chưa kỹ càng cho chính sách đổi mới để thực … Continue reading

Bài viết

Thêm một cách hiểu hai câu ca dao về Hà Nội

Lâu nay các nhà văn hóa đã phân tích khá kỹ về ý nghĩa, nội dung hai câu ca dao “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”; và nhìn chung khi giải nghĩa thường khái quát vẻn vẹn trong mấy chữ, đại ý là: “Người Hà Nội tự hào về truyền thống thanh lịch của đất ngàn năm văn hiến”. Thậm chí trên một đài truyền hình địa phương, cách hiểu “người Hà Nội tự hào về truyền thống thanh lịch” được thừa nhận như một lẽ tất yếu, không cần bàn cãi. Tôi nhớ trong một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nhân 30 năm giải phóng Thủ đô, đáp án của hai câu ca dao nói trên cũng được mặc nhiên hiểu như vậy. Có lẽ do nhiều năm được hiểu như thế, nên lâu nay quả là ít thấy các nhà nghiên cứu phân tích kỹ hai câu ca dao trên về ngữ pháp, về nguồn gốc, về ngữ nghĩa một cách thỏa đáng để bạn đọc hiểu sâu sắc và tin cậy về nội dung, ý nghĩa gốc của hai câu thơ này. Riêng tôi, là một … Continue reading

Bài viết

Xem tranh của hai nhà văn Nguyễn Khắc Phục và Trần Nhương

Nói thật, xem tranh của nhà văn Nguyễn Khắc Phục và nhà văn Trần Nhương vì là hai bậc nhà văn đàn anh vẽ tranh thì tò mò thôi, chứ có xem cũng khó mà hiểu được cấu tứ và màu sắc của sơn dầu, của màu nước, nhất là khi 2 nhà văn còn đặt tên cho phòng tranh của mình là “Thi hứng” và “Hú họa”, thì càng xem lại càng hoảng… tợn! Xưa tôi đã từng xem tranh của nhiều họa sĩ trưng bày ở phố Hàng Bài, ở phố Ngô Quyền, ở Nhà hát Lớn Hà Nội, nhưng nay nhà văn Nguyễn Khắc Phục và nhà văn Trần Nhương đưa hẳn tranh của các anh về triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hẳn không phải là cho… tiện đón bạn hữu. Nghe một Phó Giám đốc Bảo tàng nói, ở một khuôn viên đẹp và yên tĩnh như ở bảo tàng này, các phòng trưng bày sạch đẹp, yên tĩnh gần như tuyệt đối, nếu thuê phòng triển lãm thì mỗi ngày tác giả cũng phải trả kinh phí 2-3 triệu đồng. Thì ra thời buổi hạch toán kinh doanh, kể cả người không chuyên … Continue reading

Bài viết

Con chữ nào, nhân cách ấy

Đối với Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, nhiều người đã từng biết bà chính là nhân vật chị Y trong tác phẩm “Sống như Anh” của nhà văn Trần Đình Vân viết về cuộc đời Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chị Trương Mỹ Hoa hồi ấy hoạt động cách mạng, 19 tuổi bị chính quyền Sài Gòn bắt giam tại khám Chí Hoà (1964), sau bị đày ra Côn Đảo mãi tới ngày 17/3/1975 mới được trả tự do. Tại khám Chí Hoà, có thời gian chị Trương Mỹ Hoa bị biệt giam cùng buồng với chị Phan Thị Quyên, vợ của anh Nguyễn Văn Trỗi. Theo lời chị Quyên kể lại, chị Hoa là người đã dạy chị Quyên hát “Bài ca hy vọng” của nhạc sĩ Văn Ký trong ngục tối của chế độ giam cầm hà khắc Mỹ – Thiệu, giúp chị Quyên hiểu việc làm của chồng mình, nhờ thế mà ngày một vững vàng vượt qua thử thách gian khổ với sự giúp đỡ của những chiến sĩ cách mạng như chị Y… Đó là những sự kiện trong nhiều tư liệu khác về chị Trương Mỹ Hoa … Continue reading

Bài viết

Trả nghĩa cho Chiến khu Cách mạng

Chuẩn bị kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên, tôi còn nhớ vào ngày này năm ngoái (2007), anh Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Vincom tổ chức mời một đoàn nhà báo đi du khảo Điẹn Biên phủ. Khi lên bằng máy bay, ai cũng thích; lúc trở về Hà Nội, nửa đoàn khoảng 20 người phải đi bằng đường bộ. Anh Lê Khắc Hiệp tình nguyện cùng chúng tôi đi ô tô, về Hà Nội khoảng 12h đêm, chậm hơn máy bay 6giờ đồng hồ. Một năm sau, chúgn tôi vẫn chưa hết xúc động vì được Vincom mời ngược về Điện Biên trong những ngày cánh nhà báo cần đón ngày Nhà báo Việt Nam 21-6 tại Hà Nội! Xúc động vì lần ấy, cánh nhà báo chúng tôi được đặt vòng hoa viếng anh hùng liệt sĩ ở đồi A1, đến viếng tượng đài Điện Biên phủ, thăm hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm sân bay Mường Păng, được giao lưu văn hoá với bản du lịch ở huyện Điện Biên gần như từ đêm suốt sáng…Không nói thì ai cũng biết, đến chỗ nào đều thấy bà con mình còn nghèo lắm, … Continue reading

Bài viết

Nên có tượng đài cho những người nông dân bị bom thù sát hại

Chẳng biết tự bao giờ, nhiều người Việt Nam thường gọi ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam 30/4/1975 là ngày Chiến thắng. Cũng giống như người Nga từng gọi ngày 9/5/1945 là ngày Chiến thắng phát xít vậy.Dường như một lẽ tự nhiên, qua thời gian, những người lính còn sống sau cuộc chiến, những người của thế hệ sau gọi ngày kỷ niệm là ngày Chiến thắng. Vì sao ư? Có lẽ không thể trả lời rành mạch được, nhưng đó phải chăng trước hết như một nhu cầu của tình cảm thiêng liêng, của đạo lý dân tộc?Ngày Chiến thắng là ngày kết thúc chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng đất nước, là thành quả chung quý giá nhất của mọi con Lạc, cháu Hồng nước Việt. Là ngày mở đầu những năm tháng xoá bỏ hận thù từng bị chi phối bởi những khúc ngoặt bi tráng của một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện máu lửa không thể trốn tránh, buộc cha ông ta phải chấp nhận. Trong ngày Đại lễ Chiến thắng này, xin được nói đôi điều về các tượng đài. Đã có nhiều … Continue reading

Bài viết

Truyện ký chính trường của một nữ đại biểu Quốc hội

Tập truyện ký “Đi trong cuộc sống” của nhà văn Thanh Hương, nữ đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X, nhà văn đoạt giải thưởng Nhà nước về VHNT do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành vào dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 khiến nhiều bạn đọc “ngộ” ra nhiều điều. Ngộ ấy, chưa hẳn vì giọng văn, chất kịch sân khấu của chị có độ hấp dẫn; cũng chẳng phải vì lần đầu tiên có một nhà văn là đại biểu Quốc hội viết về chính trường kể những câu chuyện “hậu trường” liên quan đến một số chính khách có tên tuổi ở nước ta với cái nhìn tinh tế, sâu sắc và bản lĩnh…Có lẽ người ta quan tâm đến cuốn truyện ký này, ấy là cuộc sống suốt một chặng đường dài của một người con gái nông thôn 65 năm qua đã bươn chải, dám đón nhận rủi ro và hy sinh như thế để có thể trở thành một nhà viết kịch, một nhà văn, một đại biểu Quốc hội do dân vùng than Quảng Ninh yêu chị mà bầu nên… Sinh năm 1939 tại làng Đông Phái (Diễn Châu, Nghệ An), … Continue reading

Bài viết