Tràng An hay Trường Yên trong hai câu ca dao cổ?

Tôi thấy thú vị khi đọc bài Thêm một cách hiểu hai câu ca dao về Hà Nội của tác giả Hồng Thái in trên Báo CAND. Bài báo đưa ra một giả thuyết và luận giải để minh chứng cho giả thuyết đó của mình. Hai câu ca dao cổ về Hà Nội trở nên đa nghĩa hơn và có hoàn cảnh khác hơn với cách hiểu thông thường. Tác giả viết bài này đã đặt vấn đề khác đi về xuất xứ của hai câu ca dao cổ mà lâu nay ai cũng bảo là của Hà Nội và nói về người Hà Nội:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Theo tác giả thì giả thuyết cho rằng: Khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long dẫn theo cả triều đình và một bộ phận dân cư tinh tuý nhất từ Hoa Lư chạm vào đất Đại La, ngay từ đầu đã gặp sự quan sát, so sánh, đánh giá của cư dân Thăng Long. Rất có thể người dân Đại La khi nhìn vào phong thái của người Hoa Lư mới đặt chân đến đã đưa ra những bình phẩm hoặc … Continue reading

Bài viết

GS.TSKH Võ Hồng Anh – Lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ ra đi

Ngày 21/7/2009 giới khoa học Việt Nam vừa vĩnh biệt đưa tiễn GS.TSKH Võ Hồng Anh về cõi vĩnh hằng trong niềm tiếc thương một tài năng và nhân cách lớn. Là người con duy nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái, bà Võ Hồng Anh phấn đấu bền bỉ từ thiếu sinh quân trở thành một GS.TSKH Toán – Lý tài năng, được tặng giải thưởng Kovalevskaia năm 1988. Bà là một người giàu nghị lực, lặng lẽ sống và dâng hiến… Chúng tôi có may mắn được tiếp xúc, làm việc với GS. TSKH Võ Hồng Anh nhiều lần tại nhà riêng của bà tại phố Hoàng Diệu, Hà Nội cũng như ở Toà soạn Báo CAND ở 66 Thợ Nhuộm.Nghe danh bà đã lâu, biết bà là con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lừng danh, nhưng những lần được làm việc với bà luôn để lại trong lòng chúng tôi sự khâm phục và kính trọng. Là một nhà khoa học tự nhiên, nhưng khi được trò chuyện với bà, nhiều người đã đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác bởi giọng nói nhẹ nhàng, thanh … Continue reading

Bài viết

Một mình với tình yêu

Tôi quen với nhà thơ Hà Văn Thể trên dưới vài chục năm, từ khi anh mới từ Phú Thọ về Hà Nội làm thơ trong Hội thơ Thanh Xuân cùng với các nhà thơ sau này đã thành danh như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Sĩ Đại, Trần Quang Quý… Có thể nói, nếu không có thơ, có lẽ Hà Văn Thể khó trụ nổi nghiệp báo đến bây Nhưng ở một góc nhìn khác, dường như cũng có thể nói vì mê thơ phú mà chàng sinh viên Phân viện Báo chí tử tế gặp muôn chuyện lận đà lận đận. Hạnh phúc chớp qua đời anh như một ảo ảnh… Giải thích là do số phận hay do là gì đi nữa thì ai cũng thấy ái ngại cho Hà Văn Thể thuộc diện những nhà thơ “giời đày”. May thay, trời cho anh có những câu thơ, những câu thơ làm nơi tựa của đời anh sau những lang thang mỏi mệt từ vô định, nhưng hồn vía từ thơ ấy giúp anh xâu chuỗi những khoảnh khắc để dệt nên tấm áo choàng khoác vào đôi vai quá khổ của anh những đêm thức canh bếp lửa sắc … Continue reading

Bài viết

Giỏi ảo là… trống rỗng

Khi trường có tỷ lệ đạt danh hiệu học sinh giỏi rất cao, thầy cô và phụ huynh đều phấn khởi, vui mừng, cấp trên đánh giá cao thành tích của trường. Vô tình hay hữu ý, nhà trường đều “mang tiếng” là đứng sau những thành tích giả. Vì thế mà lúc dự thi đại học, tỷ lệ đỗ đạt lại rất thấp. Đó là gì nếu không gọi thẳng tên là hiện tượng “giỏi ảo”? Vậy là thêm một ngày khai trường năm học nữa lại tới. Tiếng trống trường trong ký ức và tiếng trống vang lên trong ngày khai giảng năm nay đã lay động đến bao hy vọng và lo âu của hàng triệu học sinh và phụ huynh. Có lẽ, hiếm ở đâu như ở Việt Nam ta, việc học hành của con cái, của thế hệ tương lai được Đảng, Nhà nước, các bậc phụ huynh và cả xã hội quan tâm đến vậy… Hiếm có nơi nào các bậc cha mẹ phải xếp hàng từ 2, 3h sáng để xin học lớp 1 cho con trẻ như ở TP HCM. Rồi học thêm, rồi phụ đạo, rồi trường chuyên lớp chọn, tìm thầy giỏi … Continue reading

Bài viết

Dân biết lo, dân sẽ liệu

Không hiểu vô tình hay hữu ý, khi ghé thăm xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ), trong ngày hợp nhất về Thủ đô (1/8), nhiều cán bộ và người dân ở đây đã nói với chúng tôi họ vừa mừng lại vừa lo. Xã này nằm sát đường Hồ Chí Minh, cách thị trấn Xuân Mai chừng 5, 7 cây số, gần như là điểm đầu đường Hồ Chí Minh – tuyến huyết mạch của đất nước từ Láng – Hòa Lạc đi qua để vào miền Trung thì gối đầu vào dãy núi Trường Sơn trùng điệp. Một cán bộ UBND xã nói cụ thể rằng, từ nhà ông nếu đi xe máy về đến hồ Hoàn Kiếm áng chừng 25 cây số theo đường chim bay, còn nếu đi theo trục đường Hồ Chí Minh trở lại quốc lộ 6 thì cũng khoảng ngót 50 cây số. Xưa tìm về Bệnh viện Việt – Đức, gặp đường một chiều phải vòng đi vòng lại mãi, hỏi đường nhiều quá, bị người ta nguýt dài coi là nhà quê! Nay bỗng chốc trở thành công dân Thủ đô, oai thì oai thật, nhưng nếu vẫn tác phong … Continue reading

Bài viết

Của ăn cắp phải trả lại

Mấy hôm nay, kể từ ngày các cơ quan chức năng phát hiện và công bố một số cây xăng trên toàn quốc gian lận, móc túi khách hàng, tự nhiên đi đâu, tôi cũng như nhiều người gặp nhau bỗng có một cảm giác xấu hổ. Thật lạ! Trong khi kẻ ăn cắp tiền xăng của mình bao nhiêu năm, nay vẫn hơn hớn tiếp tục bán ở kiốt xăng trên đường mình đi làm hàng ngày, lại hầu như không cảm thấy hối lỗi; họ vẫn bịt mặt, bịt tai. Thì mình là nạn nhân, là người bị móc túi lại thấy xấu hổ. Vì sao chúng tôi xấu hổ như thế? Xấu hổ vì bị móc túi bao nhiêu năm mà không biết. Xấu hổ vì khi biết rõ mình từng bị móc túi mà vẫn thấy “bó tay” không dám bắt kẻ ăn cắp. Vậy là hằng ngày, những người lương thiện đi xe máy, ôtô nhìn những cây xăng từng ăn cắp tiền của mình bao nhiêu năm mà ngậm đắng nuốt cay. Người lương thiện đứng cạnh kẻ ăn cắp mà không dám làm gì? Không biết làm thế nào? Xấu hổ lắm chứ. … Continue reading

Bài viết

Thương nhớ nhà báo Bùi Quang Hào

Dẫu biết căn bệnh hiểm nghèo đang hàng ngày hành hạ anh bằng những cơn đau không dứt, ai đến thăm thương anh đều nuốt nước mắt vào trong, có nhiều người bạn thân sau khi cầm bàn tay gầy guộc của anh ở Bệnh viện 19-8 ra về, bụng bảo dạ “nếu không thoát được mệnh trời thì mong anh ra đi cho đỡ đau..”, nhưng tin Thượng tá Bùi Quang Hào mất trong ngày cuối tuần (sáng 17/10) ở Hà Nội cứ làm chúng tôi, những đồng nghiệp với anh ở Báo CAND không cầm được nước mắt. Nghe tin dữ, ai nấy đều lặng đi! Vậy là tấm lòng nhân văn của đồng chí Tổng Biên tập và Ban Biên tập báo CAND, của lãnh đạo Tổng Cục XDLL CAND và của hơn 200 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của báo khắp trong Nam, ngoài Bắc cùng gia đình nội ngoại dồn lại để người vợ đưa anh ra nước ngoài chữa chạy đã không thắng nổi căn bệnh quái ác… Bùi Quang Hào ra đi như một chiếc lá rám nắng tuổi 50 rời khởi cây đời Báo CAND, nơi anh gắn bó, thủy chung buồn … Continue reading

Bài viết